Nằm cách Hà Nội chừng 30 km về phía Đông Bắc, làng Xuân La (Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Tây) lặng lẽ lưu giữ một giữ và phục hồi một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. tháng năm thăng trầm, khó khăn đó người dân Xuân La vẫn bình lặng “thổi hồn” vào những con giống Tò He, để lưu nghề truyền thống: nặn Tò He. Đã có một thời gian dài nghề nặn Tò He tưởng như đã bị mai một…
Vượt lên trên giới hạn của một nghề mưu sinh, nặn tò he ở Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục cho nhiều thế hệ tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt.
Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là "đồ chơi chim cò". Hiện nay gọi là " Tò he ". Bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng.
Tới đây, du khách sẽ được tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa làng nghề, tìm hiểu về làng nghề truyền thống và nghe Nghệ nhân giới thiệu tổng quan về làng nghề Tò He Xuân La. Ngoài ra, du khách còn được trực tiếp tham gia các hoạt động chính như nhào bột màu, nặn những hình thù yêu thích dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân làng nghề và hướng dẫn viên Du lịch Việt và sản phẩm sẽ được mang về. Đặc biệt, tại đây còn tổ chức các hoạt động đặc sắc như: Kéo co, bịt mắt đập niêu,… với nhiều phần quà hấp dẫn và thú vị dành tặng du khách tham gia.