Lớn lên từ quê hương chiêm trũng Xuân La với nghề truyền thống nặn tò he, nghệ nhân Chu Tiến Công đến với nghề nặn tò he như một lẽ đương nhiên.
Đối với ông, tò he đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu. Thừa hưởng sự khéo léo, tính thẩm mỹ của người cha, cũng là một nghệ nhân nặn tò he và với sự sáng tạo không ngừng, ông Chu Tiến Công đã cho ra đời nhiều tác phẩm tò he đạt giải cao trong các cuộc thi. Hơn 60 năm đi khắp các ngõ ngách ở Hà Nội cũng như các lễ hội gần xa, đi đến đâu ông cũng cố gắng dạy nghề, truyền nghề cho những người yêu thích.
.jpg)
Nghệ nhân Chu Tiến Công (bên trái) biểu diễn nặn tò he tại một lễ hội làng nghề truyền thống. Nguồn: Quân đội Nhân dân online.
Ngoài việc tạo hình, nghệ nhân Chu Tiến Công cũng rất giỏi trong các công đoạn phối màu, ông bảo rằng phối màu tò he là khâu quan trọng nhất đối với người nặn, nhiều màu không nói được thành tên, chỉ có người nghệ nhân mới cảm nhận được. “Màu vàng thì dùng từ nghệ, màu đen dùng từ tro củi, màu đỏ dùng rau dền đỏ… nhiều màu không gọi tên được
Để góp phần giữ gìn làng nghề, năm 2009, ông Công đã lên ý tưởng thành lập Câu lạc bộ (CLB) Làng nghề tò he Xuân La để duy trì và phát triển nghề truyền thống của làng. Nghệ nhân Chu Tiến Công cũng nhận được nhiều bằng khen của Hội Di sản Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và vinh dự nhất là danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú loại hình tri thức dân gian do Chủ tịch nước tặng năm 2015.