Từ Hà Nội xuôi theo quốc lộ 1A chừng 20 km về cửa ngõ phía Nam của thủ đô, chúng ta sẽ có dịp tìm về với đất tổ của nghề thêu truyền thống, xã Thắng Lợi, thuộc huyện Thường Tín. Xa xưa, người thợ thêu trong làng luôn tự hào cho rằng vùng Thắng Lợi, Quất Động là cái nôi của nghề thêu, là nơi có những bức tranh thêu làm đẹp cho đời.
Theo gia phả còn lưu giữ đến nay, ông tổ của nghề thêu Thắng Lợi (cũng chính là ông tổ của nghề thêu Việt Nam) là Lê Công Hành sinh ra tại địa phương từ năm 1606. Từ đó, với người dân làng thêu Thắng Lợi, nghề thêu được coi như một công việc thường nhật. Cả làng ai cũng làm thêu, khắp đó đây thoảng trong hương lúa là hình ảnh những thiếu nữ, những cụ ông, cụ bà và cả các em nhỏ đang chăm chú bên những khung thêu.
Theo thời gian, những người thợ thêu ở Thắng Lợi đã phát triển và đa dạng những kỹ thuật thêu ngày càng tinh tế và khéo léo hơn với thêu trắng, thêu màu nổi, thêu cuốn và thêu kim tuyến.. Các sản phẩm cũng ngày càng đa dạng hơn, không chỉ giới hạn ở các sản phẩm truyền thống xưa mà còn có nhiều sản phẩm mới phục vụ cho cuộc sống hiện đại, được tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như các loại tranh thêu, khăn quàng, túi xách…
Thông tin chung
Tên làng nghề
|
Làng thêu Thắng Lợi
|
Lịch sử
|
Hơn 400 năm
|
Sản phẩm chính
|
Các nhóm hàng truyền thống như: câu đối, nghi môn, tàn lọng, cờ, biển, trướng, các loại trang phục sân khấu cổ truyền.
Tác phẩm nghệ thuật, các bức thêu truyền thần và sáng tạo như: Chân dung Lê Nin, Nhà Bác Hồ ở Kim Liên, Chùa Một Cột, chân dung Bác Hồ…
Các loại khăn quàng cổ, túi xách
|
Số lượng người sản xuất
|
1.500 lao động làm nghề
|
Nguyên liệu
|
Vải, lụa, lanh… và chỉ thêu
|
Nguồn nguyên liệu
|
Các loại chỉ thêu của Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
|
Năng lực sản xuất
|
Khoảng 23.000 sản phẩm/năm
|
Thị trường chính
|
Thị trường nội địa và xuất khẩu
|
Một số doanh nghiệp làng nghề
|
6 doanh nghiệp
|
Thông tin khác
|
|