Được mệnh danh là đất trăm nghề, mảnh đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay, là nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống. Và một trong những nghề tinh hoa bậc nhất của Thăng Long xưa chính là nghề đúc đồng nổi tiếng của Ngũ Xã (thuộc quận Ba Đình, Hà Nội nay).
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngũ Xã tên làng ra đời từ thế kỷ XVII tại Thăng Long. Vào đầu những năm 1600 triều đình nhà Lê đã trưng dựng một số thợ đúc có tay nghề cao của 5 làng: huyện Siêu Loại, huyện Văn Lâm và Điện Tiền, làng Dí trên và làng Dí dưới kéo về đây mở lò đúc đồng. Để nhớ ơn người khai sáng nghề đúc đồng dân làng suy tôn Minh Không thiền sư là thần hoàng làng Ngũ Xã, đúc tượng và xây ngôi đình để thờ phụng Ngài. Ban đầu làng Ngũ Xã chuyên đúc tiền cho triều đình sau đó đúc thêm đồ thờ cúng và các đồ gia dụng. Theo suốt chiều dài lịch sử của làng nghề, các nghệ nhân để lại cho đất nước những tác phẩm nghệ thuật vô giá tồn tại mãi với thời gian.
Ngũ Xã nức tiếng với những sản phẩm đồng đẹp, lạ, độc đáo một thời như tượng đồng, trống đồng, đồ thờ bằng đồng, chuông đồng… Để cho ra các sản phẩm đúc đồng hoàn mỹ tinh xảo là cả một nghệ thuật được chắt lọc từ nhiều kiến thức khác nhau từ văn hóa, tôn giáo, hội họa, kỹ thuật… và hơn hết là cái tâm của người làm nghề. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những sản phẩm đúc đồng của làng Ngũ Xã trước đây và cả hôm nay vẫn khẳng định được sự tinh xảo, mang hồn cốt của những nghệ nhân xứ kinh kỳ. Làng Ngũ Xã nay đã lên phố, lửa đốt lò của các xưởng đúc đồng Ngũ Xã xưa giờ chỉ còn được giữ bởi gia đình hai nghệ nhân là ông Nguyễn Văn Ứng và bà Ngô Thị Đan. Dẫu vậy, những người con của Ngũ Xã vẫn sẽ giữ lửa nghề, truyền nối tài hoa của người thợ với những kỹ thuật tinh hoa bậc nhất qua các thế hệ.
Thông tin chung
Tên làng nghề
|
Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã
|
Lịch sử
|
Hơn 400 năm
|
Sản phẩm chính
|
Tượng phật, đồ thờ cúng, tượng nhân vật, chuông bát, chuông treo, khánh đồng, cồng chiêng, trống đồng, tỳ hưu, thiềm thừ, long ấn, chuột tha gạo, trâu mẫu tử, con báo, chày kim cương, bò tót, phù điêu, bát bửu, tuần lộc, mô hình xe tải, mô hình xe com măng ca….
|
Số lượng người sản xuất
|
25 lao động
|
Nguyên liệu
|
Đồng
|
Nguồn nguyên liệu
|
Thu gom phế phẩm
|
Năng lực sản xuất
|
Sản xuất theo đơn đặt hàng
|
Thị trường chính
|
Trong nước
|
Một số doanh nghiệp làng nghề
|
Xưởng đúc đồng gia đình ông Nguyễn Văn Ứng và Xưởng đúc đồng gia đình ông bà Ngô Thị Đan
|
Thông tin khác
|
|