Được mệnh danh là đất “trăm nghề”, nghề tết thao truyền thống của làng Triều Khúc (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội) là một trong số không thể không kể đến, đã đi vào câu ca xưa:
Ai làm nón thúng quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh.
Tương truyền, đến cuối thế kỷ XVIII, vào thời Lê - Trịnh, ông Vũ Đức úy được triều đình cử làm Phó sứ sang Trung Quốc và học được nghề dệt thao, về nước được vua phong chức, tổ chức dạy nghề cho dân làng Triều Khúc. Chiếc nón dẹt, từ ngày có quai thao đã mềm mại và duyên dáng hơn, được các bà, các cô gần xa ưa dùng. Sản phẩm độc đáo đã gắn liền với tên gọi nôm na của làng Triều Khúc: làng Đơ Thao. Nghề dệt thao của làng theo đó phát triển ngày càng lớn mạnh, góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng cho chốn kinh kỳ Thăng Long phồn hoa.
Trải qua hơn 300 năm, tiếp nối nghề người xưa truyền lại, có những khoảng thời gian, người dân làng Triều Khúc đã không ngừng đẩy mạnh, phát triển nghề của làng. Các sản phẩm từ chiếc quai thao nón thúng, tua cờ, chân chỉ qui môn... đã được đi khắp mọi miền đất nước, không những thế còn vượt ra ngoài biên giới để xuất khẩu.
Thông tin chung
Tên làng nghề
|
Làng nghề tết thao Triều Khúc
|
Lịch sử
|
300 năm
|
Sản phẩm chính
|
Quai thao nón thúng, quả cù, tua cờ, chân chỉ qui môn...
|
Số lượng người sản xuất
|
12 lao động
|
Nguyên liệu
|
Các loại sợi
|
Nguồn nguyên liệu
|
Sợi mua thanh lý của xưởng dệt
|
Năng lực sản xuất
|
20.000 quả cù, dây/năm
|
Thị trường chính
|
Trong nước
|
Một số doanh nghiệp làng nghề
|
5 hộ gia đình: Hòa Thành, Tuấn Hiền, Minh Oanh, Long Vân, Cường My
|
Thông tin khác
|
|