Góp mặt cho Hà thành một nghề khá đặc biệt, nghề sản xuất nhạc cụ truyền thống đó là Làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hoà, một nghề đã hình thành và có lịch sử phát triển cũng đã hơn 200 năm.
Theo những người già trong làng kể lại thì người mang nghề về làng và truyền dạy lại cho người dân trong làng là cụ Đào Xuân Lan. Khi các dòng âm nhạc cổ truyền như tuồng, chèo, cải lương, quan họ, hát ả đào… còn đang thịnh hành thì nghề làm nhạc cụ của làng này phát triển thịnh lắm, hầu như nhà nào cũng có xưởng chế tác nhạc cụ. Khi ấy, các đám hát, phường hội đều rất cần những đàn tam, đàn tứ, tì bà... Nghề làm đàn theo đó mà phát triển và trở thành nghề truyền thống của Đào Xá.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bước chân đến ngôi làng này, du khách không chỉ được nghe tiếng đục, ngửi thấy mùi thơm tỏa ra từ những thớ gỗ mà còn được nghe đâu đó rộn ràng tiếng đàn nguyệt, đàn bầu.. bỗng có tâm trạng lâng lâng, phiêu bồng …. Có một điều lạ là hầu như những người làm nghề nơi đây không có kiến thức về âm nhạc nhưng âm sắc của mỗi cây đàn họ làm ra lại rất chính xác. Người thợ phải biết nghề mộc, chưa kể nghề đàn trọng cái tai, cái mắt. Bởi sản phẩm hoàn chỉnh không phải chỉ nhìn thấy đẹp mà còn phải nghe thấy hay. Đàn Đào Xá làm ra đã đi khắp cả nước, đưa đến cho người nghệ sỹ danh tiếng, cho tên phố thêm nét đặc trưng riêng, như phố Hàng Nón (Hà Nội), phố Nguyễn Thị Hồng Gấm (Thành phố Hồ Chí Minh)...
Cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ hơn 30 km, nhưng nếp quê và cách sinh hoạt của người dân quê thì vẫn vậy. Những người “nông dân nghệ sĩ” của làng nghề vẫn miệt mài gửi vào cây đàn những gì tinh tuý nhất của tâm hồn mà quê hương đã vun đắp cho họ và giữ lấy tổ nghiệp cha ông.
Thông tin chung
Tên làng nghề
|
Làng nghề nhạc cụ Đào Xá
|
Lịch sử
|
200 năm
|
Sản phẩm chính
|
Nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn hồ, đàn líu...
|
Số lượng người sản xuất
|
50 lao động
|
Nguyên liệu
|
Gỗ trắc, gỗ vông đồng và gỗ nhãn, gỗ vông, gỗ ngô đồng, dây nilong và cước, da trăn và da kỳ đà
|
Nguồn nguyên liệu
|
Trong nước
|
Năng lực sản xuất
|
Khoảng 1000 sản phẩm/năm
|
Thị trường chính
|
Thị trường nội địa
|
Một số doanh nghiệp làng nghề
|
Khoảng 15 hộ gia đình
|
Thông tin khác
|
|